Sau một tháng làm công nhân,ànhtrìnhchịemsinhđôivàoĐHsaumộtthánglàmcôngnhâfb88 từ bỏ ý định nghỉ học
Trong số hơn 4.000 tân sinh viên trúng tuyển vào Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, có 2 chị em sinh đôi người dân tộc Chăm: Hán Nữ My Oanh và Hán Nữ My Lan. Từ xã Phước Thuận, huyện Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, 2 chị em Lan và Oanh đã có mặt tại cư xá D, ký túc xá Trường ĐH Nông lâm TP.HCM kịp chuẩn bị cho năm học mới.
"Để ngồi được ở đây hôm nay, 2 chị em chúng em đã trải qua một quá trình dài đấu tranh giữa việc đi học tiếp hay dừng học để đi làm kiếm tiền", My Lan bắt đầu chia sẻ câu chuyện của mình ngay trong căn phòng ký túc xá vào ngày khai giảng năm học mới.
Theo lời kể của 2 cựu học sinh Trường THPT Tháp Chàm, ngay khi hoàn tất việc đăng ký xét tuyển nguyện vọng, hai chị em khăn gói lên Đà Lạt (Lâm Đồng) để tìm việc làm. "Nhà cùng lúc 3 chị em đi học nhưng mỗi mình ba đi làm, cả nhà trông cậy cả vào công việc thợ hồ của ba. Mẹ trước đây còn bán đồ ăn sáng phụ ba nhưng từ ngày chăm ông bệnh không làm được nữa. Dừng học, đi làm kiếm tiền là quyết định của 2 chị em ngay thời điểm đó", Lan kể lại.
Với ý định dừng việc học, trong khoảng thời gian 1 tháng 20 ngày, Oanh cho biết 2 chị em được nhận vào làm công nhân sơ chế và đóng gói rau củ quả cho một công ty. Oanh cho biết, mỗi ngày làm việc bắt đầu từ 6 giờ 30 sáng đến 6 giờ chiều, tức kéo dài gần 12 tiếng. Những hôm tăng ca, ngày làm việc có thể tới 11 giờ đêm. Thu nhập được tính theo sản lượng rau củ quả sau khi đóng gói, cứ 900 đồng/ký và một ngày có thể kiếm được trên dưới 200.000 đồng.
"200.000 đồng/ngày là mức thu nhập không tệ nhưng sau khi đi làm công nhân thì 2 chị em thấy mình cần phải đi học", Lan nói.
Giải thích thêm, Lan chia sẻ: "Có người nói thay vì đi học mất 4 năm thì nên đi làm luôn kiếm tiền. Nhưng em nghĩ, đi làm là việc cả đời chứ không chỉ 4 năm. Đi học xong, cơ hội làm việc và kiếm tiền sẽ tốt hơn. Kể cả học xong có phải làm việc trái ngành chăng nữa, em vẫn tin mình sẽ có cơ hội tốt hơn trong công việc và cuộc sống".
Đồng tình với suy nghĩ của chị, Oanh giải thích quan điểm của mình một cách đơn giản rằng: "Muốn được làm việc trong giờ hành chính sáng 8 giờ có mặt, chiều 5 giờ về, được ăn mặc đẹp hơn khi đi làm".
Tiền ăn 2 chị em chỉ 50.000 đồng/ngày
Với sự giúp đỡ của các dì, 2 chị em Lan và Oanh đã có tiền nộp học phí học kỳ đầu tiên với mức từ 13-15 triệu đồng/người và lệ phí ký túc xá. Giờ đây, mỗi tháng ba mẹ sẽ gửi cho 2 chị em 2 triệu đồng chi phí sinh hoạt.
Lan cho biết, 2 chị em đã lên kế hoạch chi tiêu chặt chẽ để đảm bảo mọi chi phí trong số tiền này. Trong đó, tiền ăn mỗi tháng khoảng 1,5 triệu đồng, số còn lại cho các chi phí khác. Như vậy, mỗi ngày tiền ăn của 2 chị em chỉ 50.000 đồng. Buổi sáng và buổi trưa hết 40.000 đồng. Buổi tối với 10.000 đồng, tụi em thường ăn mì tôm. Tụi em lên đây gần một tháng, tới hôm nay nhận thấy có thể đảm bảo không vượt quá số tiền đã đặt ra", Lan nhanh nhảu đáp khi được hỏi về việc phải xoay sở ra sao với số tiền trên trong 30 ngày.
Ký túc xá nằm ngay trong khuôn viên, 2 chị em chỉ mất vài phút đi bộ để đến với lớp học. My Oanh hiện là sinh viên ngành công nghệ thực phẩm, còn My Lan theo học ngành kế toán. Cả 2 chị em cùng giống nhau ở một điểm, ngành trúng tuyển không phải là lựa chọn đầu tiên khi chọn ngành.
My Lan cho biết: "Khi đăng ký ngành học, em chọn nguyện vọng 1 là sư phạm tiểu học dù thích ngành kế toán hơn. Lựa chọn này của em được đưa ra khi đắn đo, cân nhắc việc 2 chị em sinh đôi cùng học ĐH cha mẹ vất vả, nếu học sư phạm sẽ đỡ tiền học phí lại còn được nhận sinh hoạt phí. Cuối cùng, em chỉ đủ điểm vào nguyện vọng 2". Trong khi đó, My Oanh cho biết dù trúng tuyển nguyện vọng 2 nhưng vẫn đúng sở nguyện do ngành công nghệ thực phẩm liên quan nhiều đến môn hóa học sở trường của Oanh.
Dù bị khiếm thị một bên mắt, nhưng Oanh vẫn lạc quan nở nụ cười tươi khi được hỏi về dự định sắp tới. "Trước mắt tụi em sẽ tập trung vào việc học, cố gắng học thật tốt và làm quen với môi trường sống mới. Hè đến khi được nghỉ học, tụi em sẽ tìm việc làm thêm để có tiền phụ giúp ba mẹ tiền học", Oanh chia sẻ.